Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang tham gia hội nhập với các nền kinh tế thế giới, nên các doanh nghiệp cần thiết chú trọng việc tăng tỷ lệ nội địa hóa, và cần tìm hiểu rõ hơn tỷ lệ nội địa khóa là gì? Để bạn có thể hiểu được thì bài viết này sẽ giải thích cho bạn ý nghĩa và tầm quan trọng của tỷ lệ nội địa hóa.
Mục Lục
Tỷ lệ nội địa hóa là gì? Có ý nghĩa gì?
Bạn có thể hiểu rằng tỷ lệ sử dụng nguyên vật liệu và phụ tùng công nghiệp sản xuất trong nước so với tỷ lệ nhập khẩu được gọi là tỷ lệ nội địa hóa. Đây là cách giải thích dễ dàng để bạn biết tỷ lệ nội địa hóa là gì?
Theo nhiều chuyên gia phân tích thì động lực của các doanh nghiệp là nội địa hóa, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ô tô có động lực phát triển làm chủ công nghệ, quản trị sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ khác. Từ đó sản phẩm trên thị trường sẽ được giảm và thực hiện thành công nội địa hóa giúp các doanh nghiệp chủ động kiểm soát được toàn bộ quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm mà vừa giảm chi phí từ đó gia tăng hàm lượng sản xuất trong nước, đồng thời đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu cho các nước khác…
Ví dụ rằng: trong lĩnh vực sản xuất ô tô khi tỷ lệ nội địa hóa xuống mức thấp có nghĩa là các doanh nghiệp trong nước phải nhập hàng linh kiện và nguyên vật tư từ nước ngoài về nhiều hơn.
Tình trạng và khả năng nguyên vật liệu sản xuất của một doanh nghiệp/ công ty được thể hiện bằng tỷ lệ nội địa hóa. Một cách để tạo cơ hội việc làm cho lao động trong nước và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ bằng cách nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để thúc đẩy cơ hội việc làm cho người lao động trong nước. Tuy nhiên vấn đề khó khăn vẫn là giá thành và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Kế hoạch gia tăng tỷ lệ nội địa hóa là gì?
Khi muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa chúng ta cần đề ra kế hoạch giải quyết vấn đề sau:
Nỗ lực hóa giải điểm nghẽn làm tăng tỷ lệ nội địa hóa
Cách hóa giải các điểm nghẽn trong tỷ lệ nội địa hóa hiện nay thì công ty cổ phần tập đoàn Thành Công và Công ty cổ phần ô tô Trường Hải đây là hai doanh nghiệp đi đầu trong ngành ô tô đã đưa ra các quyết định quan trọng. Hai doanh nghiệp này đã hợp tác cho phép hai doanh nghiệp dùng chung một số linh kiện trong quá trình sản xuất xe của công ty. Hai doanh nghiệp này đã đưa chiến lược đầu tư với khao khát duy trì sự phát triển của ngành công nghệ ô tô trong nước đồng thời tạo việc làm cho người lao động và giảm tần suất nhập linh kiện từ nước ngoài.
Kiến tạo thị trường làm tăng tỷ lệ nội địa hóa
Nếu muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa thì việc đầu tiên cần phải tạo dựng thị trường đủ lớn trong đó phải có sự kết nối, hợp tác các nhà sản xuất lắp ráp với các công ty sản xuất phụ trợ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam muốn phát triển lên một mức khác thì sự gắn kết này vô cùng quan trọng.
Một ví dụ điển hình là công ty Trường Hải và Thành Công đã đi đầu trong việc làm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Đây là một quá trình nỗ lực trong việc tìm hiểu chuỗi giá trị toàn cầu của những công ty đi đầu trong công nghệ ô tô như Mazda hay Hyundai,…
Năm 2016 mức tỷ lệ nội địa hóa của xe con vào đạt bình quân là mười lăm phần trăm đến mười tám phần trăm và tỷ lệ của xe thương mại là năm mười phần trăm.Đặc biệt công ty Trường Hải có trị giá nội địa hóa đạt mức khoảng 15 nghìn tỷ (650 triệu USD) do việc sử dụng các linh kiện sản xuất tại Việt Nam và cung cấp việc làm cho khoảng 9.000 người lao động trực tiếp tại hoạt động sản xuất của khu phức hợp sản xuất và lắp ráp ô-tô.
Thực trạng tỷ lệ nội địa hóa ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển kinh tế nên tỷ lệ nội hóa rất được chú trọng, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ ô tô luôn được đánh giá là ngành công nghệ đi đầu sự phát triển tỷ lệ nội địa hóa kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước và ngành công nghệ ô tô có vai trò đi đầu tiên phong.
Theo đánh giá tỷ lệ nội địa hóa trong lĩnh công nghiệp ô tô của Bộ công thương là chưa đồng bộ. Do một số vấn đề khó khăn nên ngành này chưa có tỷ lệ nội địa hóa cao. Vì vậy các doanh nghiệp cần nỗ lực vươn lên với sự ủng hộ của chính phủ.
Theo lộ trình phát triển mà Bộ Công thương cho biết thì năm 2025 nhu cầu tiêu thụ ô tô khoảng 800 – 900 nghìn xe và năm 2030 khoảng 1,5 – 1,8 triệu xe. Năm 2025 dự kiến kim ngạch nhập khẩu khoảng 12 tỷ USD và năm 2030 là 21 tỷ USD, muốn đạt được điều này thì tỷ lệ nội địa hóa phải đạt 50% khi các xe nhập khẩu 50% và 50% còn lại là sản xuất trong nước.
Kết luận
Qua những phân tích của bài viết này chắc bạn đã hiểu tỷ lệ nội địa hóa là gì? Làm gì để có tỷ lệ nội địa hóa cao. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp làm chủ được nền kinh tế sản xuất và từng bước phát triển vươn lên.