Nghiệp vụ kế toán yêu cầu mỗi người cần phải nắm vững những quy tắc khi làm kế toán. Tuy nhiên, nếu có những vấn đề xảy ra yêu cần chỉnh sửa bổ sung, kế toán của doanh nghiệp cần phải thực hiện những phương pháp điều chỉnh sao cho phù hợp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Những trường hợp cần phải điều chỉnh hóa đơn
Điều chỉnh hóa đơn chỉ xảy ra khi bạn gặp phải những sai sót trong quá trình lập hóa đơn. Khi đó, bạn cần tiến hành điều chỉnh, hạch toán lại hóa đơn theo yêu cầu. Có một vài trường hợp bạn cần phải tiến hành điều chỉnh hóa đơn như sau:
- Hóa đơn của doanh nghiệp sai mã số thuế và đã kê khai thuế
- Hóa đơn của doanh nghiệp đã lập sai số lượng làm cho số tiền bán hàng hay mua hàng bị sai theo và hóa đơn này đã khai thuế
- Hóa đơn của doanh nghiệp đã lập sai đơn giá làm số tiền bị sai theo và hóa đơn này đã được doanh nghiệp kê khai thuế
- Hóa đơn của doanh nghiệp đã lập sai thành tiền và hóa đơn này cũng được doanh nghiệp kê khai thuế.
Những trường hợp hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm
Theo quy định, những trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng, cung ứng dịch vụ trong kinh doanh. Khi người bán và người mua đã kê khai thuế nhưng phát hiện những sai sót trong hóa đơn thì người bán và người mua cần phải lập biên bản điều chỉnh. Kế toán của doanh nghiệp là người bán sẽ hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm hoặc tăng theo nhu cầu. Những trường hợp hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm mà bạn cần lưu ý:
Hóa đơn viết sai
Đây là trường hợp cần hoạch toán khá phổ biến. Người bán và người mua sau khi đã lập hóa đơn phát hiện sai sót nhưng đã khai thuế thì tiến hành điều chỉnh sai sót. Bạn có thể điều chỉnh những sai sót liên quan đến số lượng, giá bán,…cao hơn giá thực tế thì điều chỉnh giảm.
Giảm giá hàng bán
Đây là trường hợp bên bán giảm giá sau khi đã bán hàng và phát hành hóa đơn theo mức giá đã thỏa thuận với bên mua. Nguyên nhân là do hàng bán kém chất lượng, hàng lỗi, hàng gặp phải những vấn đề khác so với hàng thực tế…
Chiết khấu thương mại
Chiết khấu thương mại là số tiền chiết khấu được lập sau khi kết thúc kỳ chiết khấu điều chỉnh giảm kèm theo bảng kê các số hóa đơn điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Chiết khấu thương mại được lập theo đúng quy định.
Điều chỉnh doanh thu giảm
Doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh doanh thu giảm khi phát hiện những vấn đề cần điều chỉnh. Kế toán cần thực hiện điều chỉnh theo đúng quy định và ghi vào sổ sách để có theo dõi. Hạch toán điều chỉnh cần thực hiện theo đúng quy trình điều chỉnh.
Những lưu ý khi hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm
Khi tiến hành hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm, bạn cần ghi rõ điều chỉnh giảm số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng , thuế, ký hiệu… Căn cứ vào đó, người bán và người mua tiến hành kê khai điều chỉnh theo số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Tuy nhiên, nếu hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng lại đúng mã số thuế người mua thì không cần thiết phải lập hóa đơn điều chỉnh. Khi hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm hoặc tăng, bạn cần lưu ý:
- Hóa đơn của doanh nghiệp đã lập trước đó bị sai chỉ tiêu nào thì bạn chỉ cần điều chỉnh chỉ tiêu đó, không cần phải điều chỉnh tất cả.
- Bạn chỉ cần ghi giá trị chênh lệch cần điều chỉnh lên hóa đơn điều chỉnh.
- Hóa đơn điều chỉnh ko được ghi số âm (-).
Khi lập hóa đơn điều chỉnh, bạn cần phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót và lý do điều chỉnh hóa đơn. Bên mua và bên bán cần phải thực hiện nhiệm vụ lập biên bản này.
Cách kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm
Các doanh nghiệp khi kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm cần thực hiện các quy định như sau:
- Đối với bên bán hàng, bạn thực hiện kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm vào Bảng kê mẫu 01-1/GTGT và ghi giá trị âm.
- Đối với bên mua, bạn thực hiện kê khai mẫu 01-2/GTGT và ghi giá trị âm.
Dựa theo hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua sẽ tiến hành kê khai điều chỉnh về doanh số mua và bán, thuế đầu ra, đầu vào phát sinh trong kỳ. Hóa đơn điều chỉnh giảm trong kỳ nào thì kê khai trong kỳ đó.
Hướng dẫn viết hóa đơn điều chỉnh giảm
Khi viết hóa đơn điều chỉnh giảm, bạn thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Bên bán và bên mua cần tiến hành lập biên bản ghi nhận sai sót hoặc lập thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót.
- Bước 2: Bên bán lập biên bản điều chỉnh giảm vào bảng kê mẫu 01-1/GTGT. Đồng thời, bên mua tiến hành kê khai vào mẫu đơn 01-2/GTGT.
- Bước 3: Sau khi lập biên bản, bên bán tiến hành viết hóa đơn điều chỉnh giảm.
Cách hạch toán điều chỉnh Giảm doanh thu, thuế GTGT
Hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu, thuế GTGT được chia thành 2 trường hợp như sau
Khi hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm của bên bán thực hiện:
- Nợ TK 511
- Nợ TK 33311
- Có TK 111, 112, 131
Khi hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm của bên mua thực hiện:
Hàng hóa còn tồn trong kho thì bạn tiến hành hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm ghi giảm giá trị hàng hóa:
- Nợ TK 111, 112, 331
- Có TK 156
- Có TK 1331
Hàng hóa đã bán thì hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm ghi giảm giá vốn hàng bán
- Nợ TK 111, 112, 331
- Có TK 632
- Có TK 1331
Hàng hóa đã đưa vào sản xuất kinh doanh hoặc quản lý thì hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm ghi giảm chi phí xuống
- Nợ TK 111, 112, 331
- Có TK 154, 642 …
- Có TK 1331
Hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm cần được thực hiện theo đúng quy định của kế toán. Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà bạn có thể hạch toán khác nhau. Bạn nên tiến hành hạch toán và kê khai khi có sai sót với các hóa đơn.